Bình Định nổi tiếng với rất nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau trong số đó có món Bún Song Thằn. Chúng không chỉ là món ăn ngon, đặc sắc mà còn mang ý nghĩ tâm linh bởi đây là sản vật gia truyền bao đời nay của người dân vùng đất võ Bình Định. Với những khách du lịch khi một lần được đặt chân đến nơi đây thì không thể bỏ qua được món ăn đầy ý nghĩa và hấp dẫn này.
Đặc điểm của món Bún Song Thằn
Bún song Thằn là một món ăn đặc sản Bình Định, chúng được làm từ loại bột đậu xanh không pha trộn bất cứ một nguyên vật liệu nào khác. Chính vì thế hàm lượng dinh dưỡng của món ăn này rất cao đồng thời hương vị của chúng cũng khá thơm ngon. Để làm ra món Bún Song Thằn này thì mọi công đoạn đều được thực hiện thủ công.
Điều này nhằm đảm bảo nguyên giá trị dinh dưỡng của chúng và tuyệt đối không có bất cứ một hóa chất nào. Loại bún này khi cho vào nước sôi sẽ không tan ra và có màu trắng trong. Khi ăn có độ dẻo và dai vô cùng hấp dẫn cùng với mùi thơm của đỗ xanh lôi cuốn.
Chính vì nhiều điểm hấp dẫn mà bất cứ khách du lịch nào khi đến với Bình Định đều lựa chọn món ăn này làm quà cho mọi người thân yêu trong gia đình. Đặc biệt, món ăn này ai cũng có thể tự làm ở nhà qua hướng dẫn dưới đây.
Xem ngay: Cánh làm bánh hồng Bình Định
Cách làm món bún Song Thằn
Để làm bún phải trải qua rất nhiều công đoạn từ khâu làm bột đến khâu nấu bún, phơi bún, ở khâu nào cũng phải thật tỉ mỉ, cẩn thận. Hầu như được làm thủ công cho nên tốn khá nhiều thời gian, và cũng đảm bảo được chất lượng cọng bún được sạch. Để làm món ăn này mọi người thực hiện theo những bước như sau:
Bước 1: sơ chế
Bạn đem đậu xanh phơi nắng cho thật khô rồi ngâm nước lạnh khoảng 24 giờ cho hạt đậu nở đều mới đem đi xay. Việc xay bột làm bún sóng thằn là cả một nghệ thuật, lúc xay, bạn phải sử dụng khá nhiều nước và qua nhiều lần để bột lắng mới được phần bột như ý. Một lưu ý khá quan trọng là nước để xay bột là phải thật trong và mát, có như thế, bún làm ra mới đạt chất lượng.
Bước 2: Thực hiện làm bún
Bột xay xong, bạn tiến hành lọc qua nhiều lần để được tinh bột. Sau đó, tinh bột được mang đi phơi nắng cho khô trước khi làm bún. Thông thường, cứ 1.2 kg tinh bột sẽ làm được 1 kg bún. Bún song thằn làm ra có hai loại: bún tạ và bún duỗi. Bún tạ có hình hình vuông, mỗi bề dày chừng ba tấc tây và sợi bún kéo đôi. Bún duỗi kéo ra thành sợi đơn dài hàng mấy chục mét cuộn lại theo hình số 8.
Sau khi tinh bột được phơi khô, bạn nhào bột cho đều với nước lạnh. Cái khó nhất là làm sao khi nhào bột, bột cho cho ra không khô mà cũng không nhão. Xong khâu nhào bột, bạn cho chúng vào một cái giá bằng thiếc có đục thủng nhiều lỗ nhỏ li ti và đều đặn. Lúc này, bạn ép bột trên giá thiếc, từng sợi bột sẽ rơi ra từ những lỗ nhỏ li ti, bột rơi ra sẽ được hứng bằng một nồi nước sôi đặt bên dưới. Kế tiếp, bạn chỉ cần đợi cho bún chín thì vớt bún cho vào chảo chứa nước lạnh để bún nguội và nở đều.
Tiếp theo, bạn bắt đầu sắp bên bún lên những tấm vỉ đan bằng tre nan và đem phơi khô là đã được một mẻ bún song thằn dẻo, thơm. Điểm đặc biệt của loại bún này là không bao giờ dính tay
Bún song thằn thường dùng để nấu canh với tôm hay thịt nạc, rất ngọt và bổ mát. Để chế biến, bạn đem bún đi ngâm với nước lạnh từ 5 đến 7 phút để bún mềm ra. Sau đó, đặt nồi nước lên bếp, nước sôi, cho tôm thịt nạc đã ướp vào. Khi nước sôi lại lần nữa thì bạn nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi cho bún vào, tắt bếp, rắc thêm ít hành, ngò cắt khúc cho món ăn thơm và đẹp mắt hơn.